Dụng cụ đo độc tố trong rau củ quả

Máy đo độc tố trong thực phẩm

Có nhiều loại máy có thể đo được đọc tố trong thực phẩm.

Ví dụ, máy Green test đo được hàm lượng nitrat (NO3-) và phóng xạ (radiation) trong rau, củ, quả và thịt. Nitrat có trong thực phẩm do thực phẩm có đạm, phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất sử dụng trong nuôi trồng… Nitrat là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ độc trong thực phẩm mà thôi. Dựa vào chỉ tiêu nitrat này, ta có thể loại bỏ được phần nào không nên ăn khi kết quả đo vượt giới hạn.

Máy này sử dụng phương pháp đo độ dẫn để xác định nồng độ nitrat trong mẫu. Ở mỗi vị trí khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau. Thường ở cuống có nồng độ nitrat cao hơn ở ngọn lá. Nơi nào có nồng độ cao vượt chuẩn thì máy báo số liệu trên nền màu đỏ, phần đó cắt bỏ không ăn. Trong hình sau, máy đo nitrat xác định được nồng đô ở cuống cao hơn ở phần bông cải. Cả hai số liệu đều thấp hơn giới hạn.

(Hình: Như Sương)

Hỏi – đáp về máy

Hỏi: Dưa chuột hàm lượng chuẩn (tức là cho phép) là 400mg/1kg, vậy khi thử 1 trái ra kết quả là 170, nhưng 1 kg dưa chuột có khoảng 7 trái, vậy 170 x 7=1190. Có những trái ra hơn 170 và dưới 170 nữa. Vậy khi tính ra 1 kg có phải là đã vượt quá ngưỡng cho phép không?

Đáp: Con số hiện lên trên máy là đã tính trên đơn vị mg/Kg rồi. Phần mềm đã chuyển về đơn vị giống nhau (mg/kg) mới so sánh được với tiêu chuẩn (400mg/kg). Không cùng đơn vị không so sánh được.

Phép đo chỉ xác định được chất lượng ở một vùng nhỏ xung quanh đầu kim của máy đo ở trong quả dưa thôi, không phải toàn bộ quả dưa. Đo các vị trí khác nhau sẽ cho con số khác nhau, các con số này đều có đơn vị đo là mg/kg. Không phải là lấy 1kg thử rồi cộng các con số lại.

Viết bài: Minh Hải

Video